Bạn Có Biết Các Cách Khắc Phục Lỗi Vòng Bi

Nội dung chính

    Việc xảy ra lỗi khi sử dụng các công cụ là khá phổ biến và vòng bi cũng không là ngoại lệ. Nhưng việc quan trọng là làm sao để nhận biết và tìm cách khắc phục lỗi vòng bi một cách nhanh chóng, hạn chế tối đa nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một số lỗi cơ bản và cách khắc phục các lỗi đó. 

    Xem thêm : Quy trình lắp đặt vòng bi đúng cách

     

    1. Những Dấu Hiệu Nhận Biết Vòng Bi Đang Có Vấn Đề.


    cach-khac-phuc-vong-bi-bi-loi

     
    Vòng bi khi đang hoạt động sẽ có những tín hiệu cho người dùng biết về vấn đề đang xảy ra. Chỉ cần chú ý qua những dấu hiệu ta sẽ thấy được và sẽ tìm được cách khắc phục vòng bi lỗi ngay.

    Vòng bi bị Vết lõm.


    • Dấu hiệu : Các vết lõm sẽ xuất hiện trên cả vòng trong và vòng ngoài của vòng bi. Các dấu ấy cách đều nhau một khoảng bằng khoảng cách giữa các con lăn.
    • Những nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là: do dao động rung đứng yên của vòng bi trong thời gian vận chuyển, chuyển động của vòng bi với biên độ nhỏ, sự bôi trơn kém. Ngoài ra thì cũng có thể do khi lắp đặt đã tạo ra lực quá lớn hay là do vòng bi bị lấp quá căng.

    Vòng bi có Vết nứt vỡ.


    • Dấu hiệu: Các vết nứt hoặc mảnh vỡ thường xuất hiện ở một mặt của vòng trong hoặc vòng ngoài. Có thể còn vướng lại hoặc vỡ ra hoàn toàn.
    • Những nguyên nhân gây ra : Do đóng mạnh bằng búa trực tiếp vào vòng bi khi lắp ráp và lắp ráp bị sai dẫn vòng bi bị quá căng.
    •  

    2. Vết xước trên bề mặt kim loại vòng bi.


    Vết xước bề mặt kim loại do trọng tải quả lớn.


    • Dấu hiệu: Vết lăn in đậm trên rãnh lăn của vòng trong và vòng ngoài của vòng bi. Các vết tróc thường xuất hiện tại các vùng chịu tải của vòng bi nên có thể dễ dàng quan sát được để có thể tìm được cách khắc phục vòng bi bị lỗi.
    • Nguyên nhân gây ra: Do không tính toán kỹ dẫn đến trọng tải ban đầu quá lớn. Vòng bi lỗ côn khi bị lắp quá căng cũng xảy ra tình trạng tương tự. Và khi vòng bi côn hoặc vòng bi đỡ chặn bị đặt dự ứng lực quá lớn.
    •  

    Vết xước do bị bóp méo, oval.


    • Dấu hiệu: Xuất hiện các vết lăn in đậm trên vòng trong hoặc có thể cả vòng ngoài của vòng bi. Các vết lăn này nằm tại những vị trí đối xứng nhau.
    • Nguyên nhân xảy ra : Vì trục hoặc ổ đỡ bị oval, ổ đỡ đặt trên một bề mặt không phẳng, do đó trong quá trình siết xảy ra trình trạng bị méo. Ngoài ra việc chặt các bulông chân đế ổ đỡ sẽ làm cho ổ đỡ bị oval.
    •  

    Vết xước do lực ép dọc trục quá lớn.


    + Dấu hiệu: Đối với vòng bi cầu thì vết lăn in đậm và lệch về một phía trên cả 2 vòng của vòng bi. Các vị trí tróc này nằm đối xứng nhau. Còn với vòng bi tự lựa hai dãy, bi cầu và bi tang trống thì dấu vết in đậm trên một dãy bi với bề mặt bị tróc rỗ.

    + Nguyên nhân xảy ra: Có thể là phương pháp lắp không đúng, tạo ra lực dọc trục lớn và tải trọng ban đầu lớn. Hoặc vết xước xảy ra do khe hở dọc trục không đủ lớn để bù giãn nở nhiệt.

     

    Vòng bi bị Rung lắc.


    Sự rung động của thiết bị là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hỏng hóc của vòng bi. Việc căn chỉnh thiết bị khi lắp ráp và phân tích nguyên nhân rung động thiết bị là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng cần phải thực hiện để hạn chế sự hỏng hóc và là cách khắc phục vòng bi lỗi.

    3. Cách Khắc Phục Vòng Bi Lỗi.


    vong-bi-bi-loi

     
    Với mỗi dấu hiệu nhận biết khác nhau cần có cách khắc phục vòng bi lỗi khác nhau và sao cho phù hợp.
    + Với các vết lõm thì khi lắp đặt nên sử dụng dụng cụ lắp đặt hợp lý như: Bộ đóng vòng bi, thiết bị gia nhiệt… Cũng có thể ngăn ngừa các nguồn rung động tác dụng lên thiết bị khi thiết bị chưa hoạt động.
    + Lỗi nứt vỡ thì cần sử dụng lực vừa đủ khi lắp ráp và nên lắp ráp theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng của vòng bi.

    + Các vết xước thường xuất hiện do trọng tải thì cổ thể dung sai lắp ghép nên cần kiểm tra và thay đổi. Nếu do các khe hở quá nhỏ thì nên sử dụng vòng bi có khe hở cho phép lớn hơn. Và nên điều chỉnh lại khe hở dọc trục và dự ứng lực theo yêu cầu.

    + Vết xước do méo hay oval khắc phục bằng cách kiểm tra lại độ oval của trục hoặc ổ đỡ và kiểm tra lại độ phẳng của mặt phẳng tiếp xúc với đế ổ đỡ.
    + Cuối cùng với vết xước do lực ép dọc trục quá lớn chỉ cần lắp đặt theo đúng phương pháp, dung sai lắp ghép.


    Các lưu ý khi xử lý vòng bi.


    Là bộ phận máy có độ chính xác cao nên khi xử lý cần phải hết sức cẩn thận. Ngoài ra để đảm bảo sự vận hành trơn tru và tuổi thọ như mong đợi, vòng bi hãy sử dụng hợp lý và tìm cách khắc phục vòng bi lỗi ngay khi xảy ra. Dưới đây là các lưu ý chính khi xử lý vòng bi:

    + Giữ vòng bi và khu vực xung quanh nơi đặt vòng bi sạch sẽ: chất bẩn quá tích tụ lâu ngày sẽ bám vào các khe hở của vòng bi dễ gây hỏng hóc và giảm tuổi thọ vòng bi.
    + Sử dụng lực hợp lý khi thao tác: Việc dùng lực quá mạnh hay dùng lực không phù hợp dễ gây ra việc nứt vỡ với vòng bi.

    + Dùng các dụng cụ lắp ghép sửa chữa vòng bi hợp lý.
    + Ngăn ngừa việc ăn mòn: Sự tiết mồ hôi từ tay cầm hay việc cầm các  chất bẩn khác rồi chạm vào dễ làm ăn mòn vòng bi. Nên khi tao tác việc giữ vệ sinh là vô cùng cần thiết. 

    Với những cách khắc phục vòng bi lỗi trên đây, hy vọng rằng sẽ giúp đỡ các bạn phát hiện các lỗi vòng bi sớm nhất và sửa chữa kịp thời. Và điều đó sẽ làm gia tăng tuổi thọ và giảm chi phí sửa cho các vòng bi.