Ổ bi ngoài nhiệm vụ kết nối và giảm ma sát lăn sinh ra giữa bánh xe và trục bánh còn có nhiệm vụ định vị cố định giúp bánh xe quay ở vị trí thẳng đứng.
Vai trò của Ổ bi trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống phanh xe bởi hầu hết các dòng xe hiện đại đều sử dụng phanh đĩa. Nếu như ổ bi bị lắc hay nghiêng sẽ khiến bánh xe quay không đều, do đó có thể làm phanh đĩa hoạt động không ổn định. Đặc biệt cần chú ý các bước thay thế ổ bi bánh xe đúng cách, để đảm bảo an toàn và hoạt động ổn định.
Tham khảo ví dụ: khi thay thế ổ bi ở bánh xe trước.
Các bước thay thế ổ trục bánh xe
Cấu tạo ổ trục bánh xe
Bước 1: Đậu xe trên nền phẳng
– Trước khi tiến hành sửa chữa, bạn nên đậu xe trên nền phẳng có thể là sân nhà. Sau đó kéo tay số về số P và kéo phanh tay, chặn các bánh xe không thay thế ổ bi.
– Bạn cũng nên tham khảo cẩm nang sửa chữa của xe để biết những điểm cần chú ý khi sửa chữa.
Bước 2: Tháo bánh xe
– Dùng cần tuýp nới lỏng các bu lông bánh xe.
– Dùng con đội thủy lực để nâng bánh xe mà bạn muốn thay thế ổ bi, đồng thời bạn cũng cần dùng con đội chết để kê bên dưới xe giúp đảm bảo an toàn.
– Tiếp theo sau khi bánh xe đã được nâng khỏi mặt đất thì bạn cần tháo hết các bu lông bánh xe và lấy bánh xe ra.
Bước 3: Tháo cùm phanh
– Để tháo moay ơ bánh xe bạn cần tháo cùm phanh trước. Cùm phanh được giữ cố định bằng 2 bu lông và bạn có thể tháo chúng bằng cờ lê hoặc cần tuýp tự động.
+ Ngay khi cùm phanh được tháo xuống, bạn nên treo nó lên bằng một sợ dây thép để tránh gây hư hại cho đường ống dầu phanh.
Bước 4: Tháo moay ơ bánh xe
– Đầu tiên bạn cần dùng vít dẹp và nậy nắp che bụi bên ngoài moay ơ. Sau đó dùng kìm để rút chốt hãm trên đai ốc.
– Rồi dùng cần tuýp mở đai ốc hãm này ra
– Kế tiếp bạn sẽ thấy một vòng đệm kim loại và bạc đạn ngoài. Dùng kìm nhọn lấy vòng bi (bạc đạn) ngoài ra trước rồi rút toàn bộ moay ơ ra ngoài.
– Bạc đạn phía trong sẽ nằm trên moay ơ và được che bởi phốt làm kín. Tuy nhiên, cũng có lúc nó bị kẹt lại trên trục bánh xe.
Bước 5: Kiểm tra các ổ bi
– Bạn có thể vệ sinh vòng bi trước sau đó kiểm tra xem chúng có bị hư hỏng không.
Với loại vòng bi, bạc đạn côn thì chú ý những viên bi hình côn có bị rỗ hay không, có mạt kim loại không.
Đối với ổ bi bôi trơn vĩnh cửu, kiểm tra bằng cách thử xoay chúng xem có trơn tru không. Nếu không thì đã đến lúc thay thế các ổ bi này.
Bước 6: Thay thế ổ bi mới
– Khi đã phát hiện ra ổ bi hư hỏng, hãy thay thế nó với một ổ bi mới có cùng kích thước. Lắp ổ bi mới vào vị trí rồi lắp moay ơ lên trục bánh xe. Làm ngược lại quy trình tháo.
– Chú ý: Trước khi lắp ổ bi mới vào nên bôi trơn ổ bi bằng mỡ bôi trơn.
– Sử dụng cờ lê mô-men xoắn để siết đai ốc điều chỉnh đến 75 ft-lb (khoảng 100 N.m).
Bước 7: Lắp bánh xe
– Sau khi bắt moay ơ lên trục bánh xe, bạn cần lắp cùm phanh và lắp bánh xe lên. Rồi lấy con đội chết ra và hạ đội.
+ Sau khi hoàn tất công việc bạn cần kiểm tra một lần cuối xem các chi tiết đã được bắt chặt hay chưa. Rồi lái xe thử trên đường để cảm nhận xem có tiếng kêu gì lạ không.
Một số lưu ý và mẹo khi thay thế Ổ bi bánh xe:
- Kiểm tra vòng bi đã lắp với vòng bi mới trước khi lắp. Cần chọn chính xác vòng bi thay thế để đảm bảo tương thích và an toàn.
- Tránh làm hỏng bộ mã hóa từ tính
Một số vòng bi trung tâm có bộ mã hóa từ tính cho tín hiệu ABS, và do đó cần được chú ý kỹ hơn. Các con dấu của bộ mã hóa chứa nhiều cực bắc (N) và nam (S) được đọc bởi cảm biến tốc độ. Nếu các cực N + S bị hỏng trong quá trình lắp đặt, nó có thể dẫn đến hỏng hệ thống ABS.
- Giữ bộ mã hóa khỏi nam châm và bụi bẩn
Một mẹo hay là tránh tiếp xúc hoặc đến gần bộ mã hóa với các công cụ như cờ lê và tua vít vì chúng có thể thay đổi các cực N + S, một lần nữa dẫn đến sự cố với tín hiệu ABS. Với suy nghĩ này, chỉ nên tháo vòng bi khỏi bao bì bảo vệ của nó ngay lập tức trước khi lắp.
- Đảm bảo hướng bộ mã hóa chính xác
Bộ mã hóa chỉ xuất hiện trên một mặt của ổ trục bánh xe thế hệ I - như được xác định bởi thẻ kiểm tra - vì vậy điều quan trọng là phải có được hướng chính xác khi nhấn vào khớp ngón tay. Trước khi bắt đầu thao tác này, hãy luôn kiểm tra xem bề mặt bộ mã hóa sẽ tiếp giáp với cảm biến sau khi lắp ráp.
Các mẹo khác để lắp đặt ổ trục chính xác
Có nhiều lời khuyên chung cần ghi nhớ trong suốt quá trình, chẳng hạn như chăm sóc tất cả các bộ phận của hệ thống treo để tránh mọi hư hỏng không đáng có. Ngoài ra, để đảm bảo lắp vòng bi chính xác, điều đặc biệt quan trọng là phải kiểm soát trục và khớp nối trong quá trình lắp ráp, trong khi tất cả các bề mặt tiếp xúc với vòng bi phải được làm sạch trước.
Điểm lưu ý cuối cùng, để lắp ráp lại an toàn, các kỹ thuật viên chỉ nên sử dụng các mô-men xoắn được khuyến nghị bởi các nhà sản xuất xe hơi. Đặc biệt, người ta biết rằng việc áp dụng mô-men xoắn quá mức lên đai ốc CVJ có thể dẫn đến hư hỏng ổ trục.
Khi lắp ráp lại, hãy cẩn thận để tránh tác dụng mô-men xoắn quá lớn lên đai ốc CVJ vì nó có thể dẫn đến hư hỏng ổ trục.